Luật phòng chống bạo lực gia đình (sửa đổi năm 2022) có hiệu lực từ ngày 01/7/2023
Ngày 26/09/2024

Luật phòng chống bạo lực gia đình (sửa đổi năm 2022) có hiệu lực từ ngày 01/7/2023

Luật phòng chống bạo lực gia đình (sửa đổi năm 2022) có hiệu lực từ ngày 01/7/2023

Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi năm 2022) được Quốc hội khoá XV kỳ họp thứ 14 thông qua vào ngày 14/11/2022, Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2023.

Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi năm 2022) được Quốc hội khoá XV kỳ họp thứ 14 thông qua vào ngày 14/11/2022, Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2023. Theo đó, Luật được ban hành với những nội dung cơ bản như sau:

Kể từ ngày 01/7/2023, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình số 13/2022/QH15 có hiệu lực thi hành. Luật này đã được Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 4 thông qua với một số nội dung điểm mới.

Description: C:\Users\admin\Desktop\download.png

          Theo đó, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 gồm 6 chương, 56 điều, tăng 10 điều so với Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007. Luật này quy định về phòng ngừa, ngăn chặn, bảo vệ, hỗ trợ, xử lý vi phạm trong phòng, chống bạo lực gia đình; điều kiện bảo đảm phòng, chống bạo lực gia đình; quản lý nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong phòng, chống bạo lực gia đình.

          Luật Phòng, chống bạo lực gia đình mới đã sửa đổi khái niệm bạo lực gia đình. Trong Luật này quy định bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.

          Một trong những điểm mới của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình là sửa đổi, bổ sung các hành vi bạo lực gia đình. Cụ thể, các hành vi bạo lực gia đình mới bổ sung bao gồm:

          - Cưỡng ép chứng kiến bạo lực đối với người, con vật nhằm gây áp lực thường xuyên về tâm lý;

          - Bỏ mặc, không quan tâm; không nuôi dưỡng, chăm sóc thành viên gia đình là trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc; không giáo dục thành viên gia đình là trẻ em;

          - Kỳ thị, phân biệt đối xử về hình thể, giới, giới tính, năng lực của thành viên gia đình;

          - Ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, có quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh hoặc hành vi khác nhằm cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý;

          - Tiết lộ hoặc phát tán thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

          - Cưỡng ép trình diễn hành vi khiêu dâm; cưỡng ép nghe âm thanh, xem hình ảnh, đọc nội dung khiêu dâm, kích thích bạo lực;

          - Cưỡng ép mang thai, phá thai, lựa chọn giới tính thai nhi;

          - Cô lập, giam cầm thành viên gia đình.

          Hành vi bạo lực gia đình được thực hiện giữa người đã ly hôn; người chung sống như vợ chồng; người là cha, mẹ, con riêng, anh, chị, em của người đã ly hôn, của người chung sống như vợ chồng; người đã từng có quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi với nhau cũng được xác định là hành vi bạo lực gia đình theo quy định của Chính phủ.

          Luật cũng sửa đổi, bổ sung biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình. Trong đó, bổ sung biện pháp yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình đến trụ sở công an xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình. Bố trí nơi tạm lánh và hỗ trợ nhu cầu thiết yếu; Trợ giúp pháp lý và tư vấn tâm lý, kỹ năng để ứng phó với hành vi bạo lực gia đình.

          Ngoài ra, còn bổ sung biện pháp thực hiện công việc phục vụ cộng đồng đối với người có hành vi bạo lực gia đình gồm: Tham gia trồng, chăm sóc cây xanh ở khu vực công cộng; sửa chữa, làm sạch đường làng, ngõ xóm, đường phố, ngõ phố, nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng hoặc công trình công cộng khác; Tham gia công việc khác nhằm cải thiện môi trường sống và cảnh quan của cộng đồng.
Luật mới quy định cụ thể các địa chỉ tiếp nhận tin báo, tố giác về bạo lực gia đình gồm:

          - Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;
          - Cơ quan Công an, Đồn Biên phòng gần nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;
          - Cơ sở giáo dục nơi người bị bạo lực gia đình là người học;
          - Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;

          - Người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;

          - Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2023. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình số 02/2007/QH12 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

 


Tổng lượt xem bài viết là: 96
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Bạn đánh giá:




Tin tức khác